Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO

  • Quan điểm phân chia quyền lực tối đa: vai trò của cán bộ lãnh đạo và người cầm đầu là không quá quan trọng, mọi loại cán bộ vận hành quản lý đều có vai trò không kém gì nhau. Việc quá đề cao vai trò của người cầm đầu hệ thống sẽ làm tê liệt các phân hệ của hệ thống, mà hệ thống cái cần của nó là sự hoạt động, là kết quả đem lại chứ không phải là sự tuân thủ, hơn nữa ngày nay các nhà cầm đầu mỗi ngày một khó kiếm ra. Những người theo quan điểm phân chia quyền lực tối đa, phần lớn là những tác giả tôn thờ chủ nghĩa thị trường tự do.
  • Quan điểm tập trung quyền lực tối đa, đó là quan điểm cho vai trò của người lãnh đạo (nhất là người cầm đầu) là mang tính quyết định. Mọi hệ thống có tồn tại, phát triển được hay không là nhờ tài năng, đức độ uy tín của người lãnh đạo, của người cầm đầu - người (hoặc những người) nắm được quyền lực của hệ thống. Người lãnh đạo là những người do định mệnh, do số phận sinh ra có cung cách rất khó bắt chước. Đây là quan điểm tồn tại rất lâu ở chế độ phong kiến, chế độ độc tài, chế độ sùng bái cá nhân, ngu muội, các tổ chức bạo lực. Tác hại của quan điểm này là tầm thường hoá vai trò của các lực lượng quần chúng, các nhân tài trong hệ thống.
  • Quan điểm tập trung dân chủ về quyền lực, đây là quan điểm xuất phát từ luận điểm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng, giữa anh hùng và thời thế mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập. Trong đó, thời thế tạo anh hùng, anh hùng có vai trò tác động tích cực trở lại đến thời thế, quần chúng quyết định lịch sử và tạo ra cá nhân, nhưng cá nhân lại có tác động quan trọng trở lại đối với phong trào quần chúng. Từ đó, người lãnh đạo đóng vai trò là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của hệ thống, chính họ là người xác định triết lý môi trường văn hoá của hệ thống.
  • Triết lý hệ thống là niềm tin, muc đích, các giá trị và phương pháp hành động để quy tụ mọi con người trong hệ thống, biến con người riêng lẻ thành con người hệ thống, những con người tự do và bình đẳng tự nguyện cùng nhau theo đuổi một niềm tin, một mục đích chung.
  • Môi trường văn hoá của hệ thống là một tập hợp các biểu tượng, lễ nghi, huyền thoại của hệ thống tạo nên truyền thống và bầu không khí của hệ thống. Môi trường văn hoá tốt sẽ cho phép truyền đạt được các giá trị, niềm tin của hệ thống, biến mong muốn chủ quan của hệ thống, biến mong muốn chủ quan của người lãnh đạo cho bởi các triết lý hệ thống thành mong muốn của tất cả mọi người thuộc hệ thống, thúc đẩy họ hoạt động một cách có tổ chức và có hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét