Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

SỰ UỶ QUYỀN

Khái niệm: Uỷ quyền là việc người lãnh đạo cấp trên cho phép thủ lĩnh cấp dưới có quyền ra quyết định về những vấn đề thuộc quyền hạn của mình, trong khi người cho phép vẫn đứng ra chịu trách nhiệm. Uỷ quyền là một phạm trù quan trọng, là một công cụ quản lý sắc bén, là phong cách lãnh đạo dân chủ khá phổ biến ở thời này.
Sự uỷ quyền có thể thể hiện dưới 2 hình thức:
a) Uỷ quyền chính thức: Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý (mỗi bộ phận có những chức năng và quyền hạn rõ ràng)
b) Uỷ quyền không chính thức: Qua sự tín nhiệm cá nhân (người lãnh đạo tổ chức ký quyết định uỷ quyền cho cấp dưới được quyền hạn và trách nhiệm đó).
Khi uỷ quyền cho cấp dưới, người lãnh đạo tổ chức có điều kiện giải phóng bớt cho mình các công việc cụ thể để tập trung vào những vấn đề đặc biệt quan trọng và bao quát của tổ chức. Mặt khác, tạo ra được môi trường rèn luyện cán bộ để từ đó chọn lọc đề bạt người xứng đáng vào vị trí quản lý cần thiết. Tuy vậy, có những trở ngại khiến nhà quản lý nhiều khi không dám uỷ quyền đó là:
- Không tin vào năng lực của cấp dưới và bao biện ôm đồm;
- Sợ bị tổ chức bên trên và tổ chức khác đánh giá là kém cỏi và vì sao nhãng trách nhiệm, sợ trách nhiệm, đổ trách nhiệm cho cấp dưới.
- Sợ bị coi là thiên vị, phân biệt đối xử, ưu ái với người này, thiếu quan tâm đến người khác.
- Người lãnh đạo nếu không mạnh dạn uỷ quyền thì họ dễ chuốc lấy những hậu quả sau:
o Không khuyến khích cấp dưới làm việc tích cực, nhất là trong những việc đột xuất, ngoại lệ;
o Tạo cho cấp dưới tâm lý chờ đợi, ỷ lại thiếu tự tin vào bản thân;
- Đối với người được uỷ quyền, bên cạnh những tác động tích cực như phân khởi và tự tin trong công việc, tích cực năng động sáng tạo tìm giải pháp, tự học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ thì cũng có thể có những tác động tiêu cực, như dễ chủ quan, hỏng việc, không khéo léo dễ bị đồng nghiệp tảy chay, bất hợp tác.
Để việc uỷ quyền thành công trước hết phải được tiến hành một cách có ý thức từ 2 phía: người uỷ quyền và người được uỷ quyền.
- Người uỷ quyền phải rất hiểu biết bản thân và cấp dưới thì mới thực hiện sự uỷ quyền.
- Cấp dưới được uỷ quyền phải xác định được trách nhiệm trước cấp trên khi được giao quyền và phải thấy rõ những giới hạn trong quyền lực của mình để không vượt qua giới hạn đó.
Các nguyên tắc uỷ quyền. Việc uỷ quyền sử dụng các nguyên tắc sau:
a) Có giới hạn về kiểm tra. Không nên giao trách nhiệm và quyền lực cho các người khác nếu người lãnh đạo không thể kiểm tra được công việc của họ và các quyết định của họ.
b) Quyền hạn tương ứng: quyền hạn phải được chuyển giao tương ứng cùng một lúc với các trách nhiệm.
c) Trách nhiệm kép: Người lãnh đạo cấp trên bao giờ cũng chịu trách nhiệm về các hoạt động của các cấp dưới giúp việc cho mình mặc dù họ đã uỷ quyền cho cấp dưới.
d) Quyền hạn duy nhất: Mỗi một người giúp việc chỉ phải báo cáo cho một cấp trên của mình về một nhiệm vụ nhất định.
e) Uỷ quyền nhưng không lộng quyền: Lộng quyền là việc người được uỷ quyền vượt quá quyền hạn cho phép và có xu hướng lấn át, phủ định (loại bỏ) người uỷ quyền.

1 nhận xét:

  1. cho em hỏi: khi ủy quyền cho cấp dưới cần cho họ quyền hạn lớn hơn so với trách nhiệm và nhiệm vụ để họ dễ dàng làm công việc, Đúng hay sai ? Giải thích vì sao ?
    Em đang bị bí câu hỏi này mong a giải đáp giúp e.
    địa chỉ email của em: trungdicuvt@gmail.com
    cảm ơn A!

    Trả lờiXóa