Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Tổ chức lao động khoa học

Lao động:
Là hoạt động có mục đích của con người,
Thoả mãn những nhu cầu về đời sống của mình,
Là điều kiện tất yếu để tồn tại, và phát triển của xã hội loài người.
Lao động luôn được gắn với một quá trình:
Quá trình lao động là tổng thể những hành động (hoạt động lao động) của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định.
Quá trình lao động được xét trên 2 mặt:
- Về mặt vật chất: Quá trình lao động dưới bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào muốn tiến hành được đều phải gồm 3 yếu tố: Bản thân lao động - Đối tượng lao động - công cụ lao động
- Về mặt xã hội: quá trình lao động được thể hiện ở sự phát sinh các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau trong lao động. Các mối quan hệ đó hình thành tính tập thể, tính xã hội của lao động.
Dù cho quá trình lao động được diễn ra dưới những điều kiện kinh tế - xã hội như thế nào thì cũng phải tổ chức sự tác động giữa các yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau vào việc thực hiện mục đích của quá trình đó - > tức là phải tổ chức lao động.
Do đó, tổ chức lao động được hiểu là: tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình lao động đó.
Như vậy, tổ chức lao động là một phạm trù:
- Gắn liền với lao động sống,
- Với việc bảo đảm của sức lao động
Thực chất, tổ chức lao động trong phạm vi một tập thể lao động nhất định là: một hệ thống các biện pháp bảo đảm sự hoạt động của con người nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng có hiệu quả nhất các tư liệu sản xuất.
Tổ chức lao động khác với tổ chức sản xuất ở chỗ:
- Tổ chức lao động là một hệ thống các biện pháp để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của lao động sống. Đối tượng của tổ chức lao động chỉ bảo gồm lao động sống - yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
- Tổ chức sản xuất là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng đầy đủ toàn bộ nguồn lao động và các điều kiện vật chất - kỹ thuật, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiếp tục ổn định, nhịp nhàng và kinh tế. Đối tượng của tổ chức sản xuất là cả ba yếu tố của quá trình sản xuất.
- Trong doanh nghiệp, tổ chức lao động là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất theo nghĩa rộng bao gồm các vấn đề: quản lý sản xuất, kế hoạch hoá sản xuất và tổ chức lao động.
Tổ chức lao động khoa học:
- Trong thực tế, tổ chức lao động được coi là khoa học khi “... nó được dựa trên cơ sở của những thành tựu đạt được của khoa học và những kinh nghiệm sản xuất tiến bộ được áp dụng một cách có hệ thống, cho phép kết hợp tốt nhất kỹ thuật với con người trong quá trình sản xuất thống nhất, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vật tự lao động, tăng năng suất lao động không ngừng giữ gìn sức khoẻ con người cũng như thúc đẩy sự chuyển hoá dần dần lao động thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống”.
Tổ chức lao động khoa học: được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Tổ chức lao động khoa học khác với tổ chức lao động nói chung không phải ở nội dung mà ở phương pháp, cách giải quyết và mức độ phân tích khoa học các vấn đề, tổ chức lao động khoa học chính là quá trình đưa vào tổ chức lao động hiện có những thành tựu đạt được của khoa học và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến để làm tăng hiệu suất chung của lao động.
Tổ chức lao động khoa học chính là tổ chức lao động ở trình độ cao hơn so với tổ chức lao động hiện hành.
1. Thực chất của lao động và tổ chức lao động khoa học.
Trong bất kì hoạt động nào, để nâng cao hiệu quả của nó đều cần quan tâm tới công tác sắp xếp bố trí cả về con người và những điều kiện vật chất, đặc biệt là những hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp. Điều đó được xuất phát từ những tiền đề chủ yếu sau:
- Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn là một quá trình phức tạp với nhiều người lao động cùng tham gia được thực hiện trên những đối tượng lao động, công cụ lao động và địa điểm lao động khác nhau. Đối với sản xuất giản đơn, hoạt động sản xuất được dựa trên những kinh nghiệm thói quen là chủ yếu.
- Trong điều kiện sản xuất ngày nay với sự tác động của khoa học kỹ thuật doanh nghiệp ngày càng có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Quá trình đó liên tục được diễn ra với tính chất ngày càng phức tạp để bắt nhịp với sự biến đổi đó nhằm nâng cao ảnh hưởng của mọi hoạt động do mọi cá nhân và mọi bộ phận thực hiện thì nhất thiết phải phân tích thực trạng công tác quản lý điều hành xây dựng và tổ chức thực hiện những kế hoạch chiến lược kinh doanh từ đó sắp xếp phối hợp giữa những hoạt động một cách nhịp nhàng uyển chuyển có như vậy mới đạt được hiệu suất sử dụng những tiềm lực của doanh nghiệp một cách tối đa.
- Lao động là hao phí sức óc, bắp thịt, thần kinh của con người để mang lại kết quả như mong muốn, đó là một quá trình sử dụng sức lao động trong hoạt động sản xuất.
- Sức lao động là thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người, nó là phản ánh khả năng lao động của mỗi cá nhân, điều đó có nghĩa là nếu thể lực và trí lực dồi dào (lao động được đào tạo) từ đó sẽ đem lại kết quả bằng bội số của lao động không được đào tạo.
- Việc tổ chức lao động thực chất là việc sắp đặt những con người cụ thể vào những công việc cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể và cùng với những điều kiện cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ ấy. Đồng thời chỉ đạo điều hành những hoạt động sao cho nó được diễn ra theo đúng kế hoạch đã định để tiết kiệm thời gian, chi phí thuận tiện an toàn trong quá trình thực hiện từ đó đạt được mục tiêu cuối cùng là đem laị hiệu quả tối đa. Tóm lai, việc tổ chức lao động khoa học có ý nghĩa rất quan trọng, điều đó được thể hiện thông qua những mặt chủ yếu sau:
- Trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào cũng cần tiến hành xây dựng một kế hoạch chặt chẽ thống nhất, khoa học có tính thực tiễn cao vì vậy nếu không có hoạt động này quá trình thực hiện công việc sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
- Nếu không tổ chức lao động khoa học sẽ không thể thực hiện tốt việc phối hợp trong hoạt động một cách thống nhất do đó có thể sẽ gặp phải những cản trở nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân bộ phận.
- Tổ chức LĐKH là cơ sở cho việc khai thác khả năng tiềm lực hiện có và sẽ có trong mỗi doanh nghiệp.
- Tổ chức LĐKH sẽ góp phần tiết kiệm những nguồn lực và từ đó nâng cao hiệu quả của những hoạt động.
- Tổ chức LĐKH giúp cho những cán bộ quản lý chủ động điều hành chỉ đạo sự hoạt động của toàn bộ cá nhân và bộ phận đã được giao nhiệm vụ.
Như vậy chất lượng của công tác tổ chức LĐKH cũng được xem như là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động năng lực quản lý của những cán bộ lãnh đạo cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng lao động cụ thể.
Tổ chức lao động khoa học gồm các nội dung sau:
1) Xây dựng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý -> tạo điều kiện không ngừng tăng năng suất lao động
2) Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc: trang bị đầy đủ trang bị công nghệ và tổ chức nơi làm việc, bố trí hợp lý nơi làm việc phù hợp với yêu cầu về nhân trắc học, tâm sinh lý lao động, vệ sinh an toàn lao động và thẩm mỹ sản xuất.
3) Nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, thao tác lao động hợp lý nhằm đạt NSLĐ cao bảo đảm an toàn lao động cho người lao động.
4) Cải thiện điều kiện lao động giảm nhẹ sự nặng nhọc của công việc, giữ gìn tăng cường sức khoẻ cho người lao động, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi
5) Hoàn thiện định mức lao động
6) Tổ chức trả lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động cũng như sử dụng có hiệu quả chế độ khuyến khích vật chất cho người lao động
7) Đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động
8) Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng và củng cố kỷ luật lao động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét